Hoắc hương - Nốt hương trầm tối của mẹ thiên nhiên dành cho loài người

Hoắc hương - Nốt hương trầm tối của mẹ thiên nhiên dành cho loài người

I. Cây hoắc hương - Không hề xa lạ với tín đồ hương thơm

Hoắc hương là một loài cây thảo mộc thuộc họ bạc hà có tên khoa học là Pogostemon Cablin. Không chỉ dừng lại ở một loài cây thảo mộc bình thường, cây hoắc hương còn là note hương tượng đài trong ngành công nghiệp hương thơm.

 

Thành phần hoắc hương thường xuất hiện trong base note để định hình cho sáng tạo hương thơm đó. Hãy cùng Jalin khám phá nốt hương kỳ cựu trong thế giới hương thơm này nhé.

 

1. Cây hoắc hương là gì?  

cay-hoac-huong-la-gi

 

Hoắc hương (patchouli) cùng họ với bạc hà và húng quế, phân bổ chủ yếu ở Ấn Độ và một số vùng ở Đông Nam Á. 

 

Cây hoắc hương có đặc điểm là cây thân thảo có tuổi thọ rất dài, chúng có chiều cao lên đến 70cm đối với cây trưởng thành và có tập tính mọc thành bụi. Đặc biệt chúng sẽ phát triển rất mạnh ở những nơi đủ râm mát và ẩm ướt.

 

Thân cây hoắc hương có dáng vuông rất dễ nhận biết khi chạm tay vào, có màu xanh lục thường thấy ở cây thân thảo và tích nước nhiều, bên ngoài được bao phủ bằng một lớp lông tơ mịn.

 

Lá hoắc hương - cũng là nơi mang lại giá trị nhất của cây hoắc hương. lá có dạng phiến lớn và nhọn về phía đầu lá. Chúng chứa rất nhiều tinh dầu và mang một hương thơm đặc trưng.  Tương tự như thân cây, lá hoắc hương cũng được phủ một lớp lông tơ mềm mại dễ cảm nhận thấy bằng mắt hoặc chạm vào.

 

Hoắc hương có mùi thơm cay hăng nhẹ tương tự bạc hà nhưng không giống hoàn toàn. Tuy nhiên đây chỉ là hương thơm ban đầu khi ngửi lúc vò lá. Hương thơm sau khi thu hoạch và chiết xuất ra tinh dầu mới là tinh hoa của loài cây này và được ứng dụng trong ngành công nghiệp nước hoa.

 

2. Lịch sử của cây hoắc hương - hành trình dài của con đường tơ lụa

lich-su-cua-cay-hoac-huong

 

Từ thời xa xưa người ta đã biết đến hoắc hương như là một loại cây thảo mộc có dược tính dùng để trị bệnh. Dược tính của cây hoắc hương được người ở vùng Nam Á dùng để trị các chứng bệnh về tiêu hóa và kháng viêm.

 

Cụ thể người ta dùng hoắc hương khô sắc nước uống để trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi hay đau bụng.

 

Với tính ấm, hoắc hương cũng được dùng để giải cảm, hạ sốt và giảm đau nhẹ rất tốt. Ngoài ra hoắc hương còn có khả năng kháng viêm, có thể dùng ngoài da như một loại thuốc bôi.

 

Khi bước vào thế kỷ 19, với sự xuất hiện của con đường tơ lụa, hoắc hương cùng với các loại nguyên liệu, gia vị khác chu du trên suốt con đường này và đến nhiều nước khác nhau. Vì tính chất con đường quá dài mà hàng hóa như vải vóc hay tơ lụa đi qua nhiều khu vực khác nhau bắt đầu xảy ra tình trạng mối mọt, gây ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa. Người ta dùng hoắc hương phơi khô với mục đích ban đầu đuổi các loại côn trùng có nguy cơ gây ảnh hưởng đến vải. 

 

Nhưng khi đến được cuối hành trình - châu Âu, người ta phát hiện vải vóc không những không hỏng hóc hay ẩm mốc mà còn được ướp mùi hương rất đặc trưng đầy quyến rũ và nồng nàn. Và cũng chính mùi hương nãy đã làm giới quý tộc giàu có ở châu Âu mê mẩn và tin rằng các loại vải từ phương Đông đến phải có mùi hương này thì mới là loại vải thượng hạng.

 

Vì sự tình cờ như thế mà mùi hương của hoắc hương đã được chú ý và sử dụng nhiều dần trong thế giới hương thơm cho đến tận ngày nay.

 

Xem thêm: Ý nghĩa của hoa linh lan.

II. Giải mã sự mê hoặc từ nốt hương của hoắc hương - sự mê hoặc huyền bí 

hoac-huong-su-me-hoac-huyen-bi

 

Khác với vẻ bề ngoài dịu dàng, dù là thân thảo nhưng nốt hương của cây hoắc hương luôn làm cho những ai ngửi thấy đều phải trầm trồ và quyến luyến. Tuy nói vậy nhưng thật sự đây không phải là một mùi hương hoàn toàn nịnh mũi dễ tiếp cận như các loài hoa hay trái cây… Hoắc hương cần thời gian để cảm nhận và yêu thích.

 

1. Nét mê hoặc mà cây hoắc hương mang lại

Nốt hương đất (earthy note) - mùi đất này không phải đất bụi bặm mà các bạn hay liên tưởng, chúng sẽ là đất nâu tơi xốp và hơi ẩm. Tưởng tượng như một cơn mưa ngang qua và tạnh khiến đất vẫn còn hơi ẩm bốc lên. Mùi hương này rất lạ và mang một vẻ bí ẩn, mang đến sự độc đáo của hoắc hương.

 

Kế đến là nốt hương gỗ (woody) - tại sao một nguyên liệu dùng làm hương thơm lại có nhiều nốt hương đến vậy? Vì bản chất mùi hương được cấu thành từ nhiều hợp chất khác nhau, cũng như khi bạn ăn một món ăn nhưng lại mang đến nhiều vị khác nhau. Lại nói về nốt hương gỗ thì đây chính xác là hương gỗ ướt, kết hợp hoàn hảo với nốt hương đất ở trên.

 

Hoắc hương khi ngửi còn có thể thấy vị ngọt nhẹ nhàng của giống cây thảo mộc, vị ngọt thảo mộc này rất gần gũi và dễ chịu mang nét tự nhiên mộc mạc.

 

Cuối cùng là nốt hương cay nồng đặc trưng của các loại gia vị phương đông, vì cùng họ với bạc hà nên sự xuất hiện của nốt hương này là điều dễ hiểu ở hoắc hương.

 

Đối với những người dùng nước hoa kỳ cựu không chỉ hài lòng với hoắc hương đơn thuần mà còn tìm kiếm mùi hương hoắc hương đã được ủ (aged patchouli). Hương thơm của hoắc hương ủ sẽ bật lên những nốt hương gỗ và đất và giảm bớt đi hăng xanh. Mang đến một trải nghiệm độc đáo hơn.

 

2. Vai trò chủ đạo trong thế giới nguyên liệu nước hoa

hoac-huong-vai-tro-trong-nguyen-lieu-nuoc-hoa

 

Hoắc hương với tính chất đặc biệt nên ngoài là một hương liệu đặc sắc trong thế giới hương thơm, còn đóng vai trò quan trọng trong việc làm nốt hương nền hay ổn định sáng tạo hương thơm đó.

 

Hoắc hương được dùng làm nốt hương nền (base note) vì tính hương vững chắc của nó (xuất hiện ở tầng dưới cùng của tháp ba tầng hương). Những nguyên liệu được chọn làm nốt hương nền thường sẽ xuất hiện sau cùng khi các nốt hương khác đã bay hết. Nốt hương nền có thể định hình mùi hương vào mang lại chiều sâu nhất định cho tổng thể hương thơm đó.

 

Bên cạnh đó hoắc hương cũng được biết đến như chất định hương (fixative) của tự nhiên. Cho bạn chưa biết thì chất định hương là thành phần khá quan trọng trong nước hoa giúp định hình hương thơm tránh tình trạng nước hoa bám yếu và quá nhanh mất mùi. Hoắc hương sẽ đóng vai trò như xương sống của những sáng tạo hương thơm này giúp kéo dài tuổi thọ và độ bám tỏa của nước hoa. Tuy hiện nay hoắc hương đã qua thời kỳ hoàng kim với những nguyên liệu mới mẻ và hiện đại được ứng dụng trong ngành công nghiệp nước hoa, nhưng sẽ không thể phủ nhận được tầm quan trọng và vai trò của hoắc hương trong một giai đoạn dài của quá trình phát triển ngành công nghiệp nước hoa.

 

III. Hoắc hương - mệnh danh “vàng lỏng” của giới hương thơm

Để ứng dụng được hoắc hương người ta đã chiết xuất tinh dầu cô đặc, được mệnh danh là vàng lỏng vì ngoài khả năng ứng dụng hương thơm, tinh dầu hoắc hương còn được ứng trong đời sống sức khỏe và tinh thần. Cũng như những công đoạn chiết xuất rất nhiều giai đoạn để cho ra thành phẩm, khiến giá thành của tinh dầu hoắc hương rất cao.

 

Để có được tinh dầu hoắc hương thành phẩm với độ tinh khiết cao, người chiết xuất sẽ phải trải qua nhiều công đoạn.

 

1. Thu hoạch và phơi khô

thu-hoach-va-phoi-kho-hoac-huong

Giai đoạn đầu tiên và cũng rất quan trọng, ở giai đoạn này người thu hoạch phải lựa chọn những lá hoắc hương tươi mọng đạt tiêu chuẩn, sàng lọc và phơi khô. 

 

Tại giai đoạn này tùy theo ý đồ và mục đích của của người chiết xuất tinh dầu mà có quyết định phơi khô hoắc hương hay không. Nếu sử dụng lá tươi thì khi chiết xuất xong tinh dầu hoắc hương sẽ mang lại hương thơm xanh và hăng hơn rất nhiều so với sử dụng lá khô đã qua ủ.

 

Khi phơi khô hoắc hương cũng cần phải phơi trong bóng râm tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Sau phơi đến độ khô mong muốn người ta sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo là ủ, việc ủ này sẽ giúp cho những lá hoắc hương khô lên men trong thời gian vài ngày.

 

2. Giai đoạn chưng cất bằng hơi nước và ngưng đọng

chung-cat-bang-hoi-nuoc-hoac-huong

 

Hoắc hương phơi khô sẽ được chưng cất trong nồi dung tích lớn và hun qua lớp hoắc hương mang theo dầu và phân tử hương thơm đi qua ống dẫn lạnh.  Hơi nước kèm tinh dầu đi qua hệ thống ống dẫn được làm lạnh khiến dầu và nước tách và nổi lên bề mặt (vì tính chất dầu nhẹ hơn nước). 

 

3. Chiết - tách tinh dầu thu thành phẩm

tach-tinh-dau-hoac-huong

 

Lúc này người chưng cất tinh dầu sẽ chiết tách cẩn thận dầu và nước để thu hoạch được thành phẩm tinh dầu hoắc hương cuối cùng. 

 

Quá trình trên đòi hỏi sự tỉ mỉ và lành nghề để có thể thu hoạch được tinh lượng tinh dầu tối đa và chất lượng nhất.

 

Xem thêm: Ý nghĩa của hoa lan nam phi.

IV. Ứng dụng các liệu pháp trị liệu bằng tinh dầu hoắc hương

Bên cạnh việc ứng dụng hương thơm trong ngành công nghiệp nước hoa, tinh dầu hoắc hương đồng thời còn được sử dụng trong các liệu pháp trị liệu tự nhiên.

 

1. Đối với trị liệu tinh thần

ung-dung-tri-lieu-bang-hoac-huong

 

Tinh dầu hoắc hương có thể được ứng dụng trong liệu hương thơm (aroma therapy) mang lại sự thư giãn, thả lỏng tâm hồn đối với người trị liệu. Loại bỏ các căng thẳng và kích thích thần kinh mang lại sự nhẹ nhàng, cân bằng lại trạng thái cho người sử dụng trị liệu.

 

Phương pháp này ứng dụng rất đơn giản có thể thực hiện ở bất cứ không gian nào người tham gia trị liệu cho là thoải mái, bằng cách kết hợp tinh dầu hoắc hương với máy khuếch tán tinh dầu (dạng xông hơi nước, dạng nén khí lạnh…) để đem không gian hòa lẫn tinh dầu hoắc hương và thư giãn tại không gian đó (có thể kết hợp với tập yoga hoặc thiền định để cho ra kết quả tốt hơn)

 

2. Sử dụng tinh dầu hoắc hương trong làm đẹp và chăm sóc da

Nhiều phương pháp làm đẹp da kết hợp với tinh dầu hoắc hương, với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, kháng nấm và se nhỏ lỗ chân lông mang lại hiệu quả rõ rệt khi. Đối với các loại da mụn và nhạy cảm, tinh dầu hoắc hương có thể giúp làm dịu da, giảm mụn và kích ứng. 

 

3. Xua đuổi côn trùng

Cuối cùng chính là công dụng nguyên thủy nhất từ thời xa xưa của hoắc hương, đó chính là xua đuổi côn trùng tự nhiên, an toàn và không độc hại cho con người.

 

V. Những điều lưu ý về tinh dầu hoắc hương

Lợi ích, công dụng to lớn mà tinh dầu hoắc hương mang lại rất nhiều, nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điều về tinh dầu hoắc hương để tránh gặp phải những trường hợp không mong muốn.

  • Hãy nhớ luôn pha loãng tinh dầu khi sử dụng, không chỉ riêng tinh dầu hoắc hương mà với tất cả các loại tinh dầu đều nên như thế. Vì tính đậm đặc của chúng nên đôi khi sẽ gây kích ứng, nóng đỏ hoặc quá nồng gắt nếu sử dụng trực tiếp.

Mẹo nhỏ: Hãy pha chúng với các dầu nền khác như dầu dừa hay dầu jojoba, tránh pha với nước làm mất đi công dụng của tinh dầu.

  • Hãy thử trước 1 ít lên dùng da ở tay, một cách bảo đảm rằng da bạn có bị kích ứng với hoắc hương không. Hãy để khoảng vài tiếng để xem phản ứng, nếu không có gì xảy ra bạn hãy yên tâm sử dụng.
  • Cuối cùng là hãy tìm nơi mua tinh dầu hoắc hương chất lượng, bạn sẽ không thể lường trước được khi sử dụng sản phẩm kém chất lượng sẽ mang ảnh hưởng tiêu cực gì đến cho sức khỏe bản thân mình. Hãy tìm các nguồn cung cấp, cửa hàng được đánh giá cao tại nơi ở của bạn. Nếu mua online hãy xem đánh giá và phản hồi từ cửa hàng để chọn lựa được nơi mua sản phẩm phù hợp bạn nhé.
  • Một lưu ý nhỏ nữa là đối với các thông tin liên quan đến trị liệu đều mang tính chất tham khảo, hãy hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi tự sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

 

V. Kết luận  

Tuy không mang ý nghĩa rõ ràng như các loài hoa nhưng hoắc hương đã và vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với con người trong những lĩnh vực nhất định. Góp phần không nhỏ trong sự phát triển của ngành công nghiệp hương thơm.

 

Liên hệ ngay Jalin để được tư vấn chi tiết qua Hotline/Zalo: 0888 50 6879.

 

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN NGAY
Vui lòng nhập họ và tên
Vui lòng nhập số điện thoại
Vui lòng nhập địa chỉ email
Vui lòng nhập nội dung
Bài viết khác

Điều khiến hoa lan Nam Phi trở nên khác biệt: Kiêu sa, tinh tế và bền bỉ

Điều khiến hoa lan Nam Phi trở nên khác biệt: Kiêu sa, tinh tế và bền bỉ

Hoa lan Nam Phi, hay còn được biết đến với tên gọi quốc tế là hoa Freesia, là loài hoa có xuất xứ từ vùng khí hậu ôn đới của Châu Phi - đặc biệt là khu vực Nam Phi.

Hoa hoàng lan - Loài hoa của sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp tinh tế

Hoa hoàng lan - Loài hoa của sức sống mãnh liệt và vẻ đẹp tinh tế

Tên gọi ylang ylang được đọc theo tiếng Tagalog - một ngôn ngữ phổ biến của Philippin, mang ý nghĩa là “hoa của các loài hoa”.

Sự thật về hoa linh lan: Mùi hương thanh sạch dẫn lối đến sự an yên

Sự thật về hoa linh lan: Mùi hương thanh sạch dẫn lối đến sự an yên

Hoa linh lan, hay còn được gọi là Lily of the Valley, là loài hoa có nguồn gốc từ các vùng ôn đới mát mẻ của châu Âu và châu Á, đặc biệt phổ biến tại Pháp, Anh và các nước Bắc Âu.

Hoa diên vĩ và nghệ thuật sống: Khi sắc tím trở thành nguồn cảm hứng bất tận

Hoa diên vĩ và nghệ thuật sống: Khi sắc tím trở thành nguồn cảm hứng bất tận

Hoa diên vĩ là đại diện tiêu biểu của chi Diên Vĩ (Iris) trong họ Iradaceae - một chi hoa có hơn 300 loài được phân bố rộng rãi khắp các vùng ôn đới trên thế giới.

Lá khuynh diệp - Quà tặng thiên nhiên cho sức khỏe con người

Lá khuynh diệp - Quà tặng thiên nhiên cho sức khỏe con người

Chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng nghe về loài cây khuynh diệp (hoặc bạch đàn). Là loài cây thuộc bộ đào kim nương (myrtales). Cây khuynh diệp ưa thích và sinh sống ở những vùng xích đạo nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Tản mạn về hoa bỉ ngạn - Từ truyền thuyết lãng mạn đến đời thực

Tản mạn về hoa bỉ ngạn - Từ truyền thuyết lãng mạn đến đời thực

Loài hoa bỉ ngạn, hình tượng đầy lãng mạn thường xuyên xuất hiện trong các tiểu thuyết, phim ảnh châu Á. Tượng trưng cho sự đau khổ, chia ly nhưng thực sự có phải như vậy? Hãy cùng Jalin tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!